paramath

*** NHỚ ƠN THẦY CÔ - Respect for my Teachers

 
 

June  08 , 2007 HCMC  VIETNAM

 

 

LỜI   CÁM   ƠN .

 

Luận án này được thực hiện tại Khoa Toán Tin  Trường Đại Học

Khoa Học Tự Nhiên  thuộc  Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh .

 Trước tiên tôi xin trân trọng bày tỏ lòng tri ân đến Giáo sư – Tiến sĩ

Ngô Thành Phong 

 đã nhận hướng dẫn thực hiện luận án .  Giáo sư  đã tận tình  truyền đạt rất nhiều các

kiến thức cơ bản , đã dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp , khuyên bảo , động viên tôi

trong suốt thời gian học tập . Tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích khác , về phương

pháp luận khoa học , về định hướng nghiên cứu và đặc biệt là về nhân cách đạo đức

 của Giáo sư . Đó là một nhân cách lớn , ảnh hưởng sâu đậm đến quan niệm sống ,

đến tư tưởng và tình cảm của cá nhân tôi .

 

Tôi cũng xin kính chuyển lời cảm ơn chân thành đến  Giáo sư Tiến sĩ 

Nguyễn Cao Mệnh  , 

Tiến sĩ Trần Huy Long  

và các Tiến sĩ đã và hiện đang làm việc tại Viện Cơ Học ứng dụng  thành phố

Hồ Chí Minh đã giảng dạy , giúp đỡ tôi về mọi mặt , tạo mọi điều kiện cho tôi

trong thời gian học tập cũng như lúc thực hiện luận án  khoa học này .

                                                


Trần  Hồng  Cơ .

COHONGTRAN , CO.H.TRAN



Một mùa thu như bao mùa thu trước
Nắng hồng lên trong mắt biếc học trò
Phấn trắng, bảng đen, nét mực thầy vẫn đỏ
Sao con tìm mà chẳng thấy ngày xưa...

Thời gian qua, mùa thu nay có khác
Bao chuyến đò qua chốn ấy sông sâu
Nghĩa thầy cô một đời không trả hết
Dẫu đời con qua biết mấy nhịp cầu.

Trang giáo án bao năm thầy vẫn mở
Mà tập bài thầy chấm đã khác xưa
Chúng con đi, biết khi nào về lại
Có bao giờ tìm được thuở ngây thơ...

Mùa qua mùa, bụi thời gian rơi rắc
Nên tóc thầy một sáng bỗng bạc thêm
Trời xanh vẫn bình yên ngoài cửa lớp
Chữ nghĩa tình muôn thuở chẳng nguôi quên.
Ngày nhà giáo quốc tế : 5 - 10
World Teachers’ Day, 5 October
World Teachers’ Day was inaugurated in 1994 to commemorate the signing of the UNESCO/ILO Recommendation concerning the Status of Teachers o­n 5 October 1966. More than 100 countries currently celebrate World Teachers’ Day o­n 5 October.


Từ năm 1966 hơn một trăm nước tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo quốc tế vào ngày 5 -10 hàng năm. Khẩu hiệu của ngày nhà giáo quốc tế năm nay là :
Quality Teachers for Quality Education











Albania:
Tại Albania ngày nhà giáo là một ngày lễ không chính thức vào 7 tháng 3 hàng năm .



Trung Quốc:
Từ năm 1985 ngày nhà giáo Trung Quốc được kỉ niệm vào ngày 10 .11 hàng năm. Đây là 1 trong 3 ngày nghỉ chính thức cho các công chức ( đó là ngày nhà giáo, thầy thuốc và ngày nhà báo )


Cộng hoà Czech:
Ở cộng hoà Czech, ngày nhà giáo là ngày lễ không chính thức diễn ra vào 28 tháng 3 hàng năm ( đồng thời là ngày sinh nhật của nhà sư phạm Jan Ámos Komenský (Comenius). Trong ngày này, các em học sinh mang hoa tới tặng thầy cô của mình.Cũng trong ngày này lễ hiến chương cho các thầy cô giáo có đóng góp cho nền giáo dục cũng được tổ chức long trọng.


Ấn độ:
5. 11 hàng năm ngày nhà giáo Ấn độ được tổ chức đồng thời tưởng nhớ tới Dr Sarvepalli Radhakrishnan, tổng thống thứ 2 và cũng là một nhà giáo dục của Ấn độ.


Châu mĩ Latin:
các nước châu mĩ latinh kí năm 1943 tại hội thảo về giáo dục châu mĩ tổ chức tại Panama Ở châu Mĩ Latinh ngày nhà giáo được tổ chức vào ngày 11.11 hàng năm, kỉ niệm ngày mất của nhà chính trị, nhà giáo dục người Ác - hen - ti - na Domingo Faustino Sarmiento.
Tuy nhiên ở một số nước Mĩ latinh vẫn có những ngày lễ nhà giáo riêng theo lịch sử của mình. Tại Brazil ngày nhà giáo diễn ra vào 15.10 hàng năm. Còn ở Mexico từ năm 1917 hội nghị liên bang đã quyết định ngày 15 tháng 5 hàng năm là ngày nhà giáo Mexico .

Hàn quốc:
Ở Hàn Quốc ngày nhà giáo (스승의 날) là ngày 15.5 hàng năm. Trong ngày này học sinh thường tặng thầy cô mình hoa cẩm chướng và giờ học ở trường trong ngày này được rút ngắn hơn thường lệ.


Đài loan
Ở Đài loan lễ kỉ niệm diễn ra vào ngày 28.11 hàng năm. Ngày này diễn ra các hoạt động thể hiện sự biết ơn các thầy cô giáo không chỉ của học sinh mà của toàn xã hội. Trong ngày này người ta bày tỏ tình cảm của mình với các thầy cô giáo bằng những lời chúc, thiệp chúc mừng. Ngày này được chọn nhằm tưởng niệm ngày sinh của Khổng Tử (Confucius), nhà giáo dục, nhà tư tưởng của Trung Quốc cổ đại.

Trong ngày này các nhà giáo có uy tín được các viện nghiên cứu giáo dục và chính quyền trao những giải thưởng cao quý.


Ở Mĩ ngày nhà giáo được tổ chức vào ngày thứ ba tuần (đầy đủ) đầu tiên của tháng 5 hàng năm.


Việt nam
Ở Việt Nam, ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức vào 20.11 hàng năm. Trong ngày này học sinh thường được nghỉ học và mang tới các thầy cô giáo đã và đang dạy mình những lời chúc mừng, những bó hoa tươi thắm và những món quà tặng để bày tỏ sự biết ơn của mình.

Ngày nhà giáo Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngày Nhà giáo Việt Nam)
Bước tới: menu, tìm kiếm
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.
Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
** Lịch sử
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).

Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.

Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam dưới sự kiểm soát của Cộng sản. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.

Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Nội dung quyết định số 167-HĐBT
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng nǎm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Khi thầy về nghỉ hưu

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.

Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?

Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
Lá Me
(Xin ghi rõ: “Nguồn: thotre.com” khi sử dụng lại bài viết này)
 
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !
Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
Nguyễn Thị Chí Mỹ
(Xin ghi rõ: “Nguồn:
thotre.com” khi sử dụng lại bài viết này)

    GỬI VỀ CÔ GIÁO DẠY VĂN

Có thể bây giờ cô đã quên em
Học trò quá nhiều, làm sao cô nhớ hết
Xa trường rồi, em cũng đi biền biệt
Vẫn nhớ lời tự nhủ: sẽ về thăm.

 

    Có thể bây giờ chiếc lá bàng non
    Của ngày em đi đã úa màu nâu thẫm
    Ai sẽ nhặt dùm em xác lá
    Như em thuở nào ép lá giữa trang thơ ?
Ước gì... Hiện tại chỉ là mơ
Cho em được trở về chốn ấy
Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái
Được vui-buồn-cười-khóc hồn nhiên

 

    Em nhớ hoài tiết học đầu tiên
    Lời cô dạy: "Văn học là nhân học"
    Và chẳng ai học xong bài học làm người!
    Chúng em nhìn nhau khúc khích tiếng cười
    Len lén chuyền tay gói me dầm cuối lớp
Rồi giờ đây theo dòng đời xuôi ngược
Vị chua cay thuở nào cứ thấm đẫm bờ môi
Những lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi!
Bài học cũ chẳng bao giờ xưa cũ...

 

    Nguyễn Thụy Diễm Chi


    THẦY

    Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
    Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
    Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
    Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

    Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
    Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
    Mái chèo đó là những viên phấn trắng
    Và thầy là người đưa đò cần mẫn
    Cho chúng con định hướng tương lai

    Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
    Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
    Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

    Ngân Hoàng


    LỜI CỦA THẦY

    Rồi các em một ngày sẽ lớn
    Sẽ bay xa đến tận cùng trời
    Có bao giờ nhớ lại các em ơi
    Mái trường xưa một thời em đã sống

    Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
    Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
    Thủa học về cái nắng xôn xao
    Lòng thơm nguyên như mùi mực mới

    Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
    Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
    Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
    Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ

    Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
    Các em mang theo mỗi bước hành trình
    Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
    Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...

    Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
    Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
    Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
    Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ

    Tạ Nghi Lễ
    (Trích trong tập Những Khoảng Trời Trong Sáng)

Today, there have been 5 visitors (5 hits) on this page!
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free